Chân tóc yếu phải làm sao? Cũng giống như làn da hay khuôn mặt, mái tóc cần phải được chăm sóc toàn diện từ gốc. Do đó, bí quyết khắc phục tình trạng chân tóc yếu, dễ gãy rụng cũng là nỗi băn khoăn của không chỉ phụ nữ chúng ta, mà là cả các đấng mày râu. Để nuôi dưỡng mái tóc dày dặn, chắc khỏe, đừng bỏ qua những mẹo sau đây bạn nhé!
Dấu hiệu nhận biết chân tóc yếu
Chân tóc sẽ chắc khỏe khi được cung cấp đầy đủ các vitamin cùng khoáng chất dưỡng tóc. Ngược lại nếu không được nạp đủ dưỡng chất hoặc bị ảnh hưởng từ những tác nhân gây hại bên ngoài, quá trình tuần hoàn máu kém dẫn đến tình trạng chân tóc bị teo. Từ đó làm suy giảm khả năng bám giữ sợi tóc khiến cho chân tóc bị yếu dần đi.
Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi chân tóc bị tổn thương chính là hiện tượng rụng tóc trong thời gian dài. Vậy, trước khi biết chân tóc yếu phải làm sao, hãy cùng tìm hiểu: những nguyên nhân gây nên vấn đề này là gì?
Những yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe chân tóc
Tại sao chân tóc dần trở nên yếu? Chân tóc yếu phải làm sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chân tóc bị yếu khiến cho tóc trở nên xơ xác, gãy rụng. Nhưng nguyên nhân thường gặp nhất vẫn là do vấn đề sức khỏe và chế độ chăm sóc tóc của mỗi người.
Mất cân bằng nội tiết tố
Sự mất cân bằng nội tiết tố ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ phát triển của tóc. Khiến sợi tóc trở nên yếu, dần mỏng đi và phá vỡ chu kỳ phát triển bình thường của tóc.
Di truyền
Trên thực tế, không ít người mắc phải các chứng rối loạn về tóc theo di truyền. Rụng tóc kiểu hói là một loại rụng tóc di truyền dễ gặp nhất do sự giảm dần kích thước của các nang tóc theo thời gian.
Căng thẳng
Căng thẳng tinh thần khiến các dưỡng chất không được dung nạp hoàn toàn vào cơ thể. Từ đó dẫn đến tình trạng chân tóc bị yếu và ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ phát triển của tóc.
Duỗi, uốn, nhuộm tóc nhưng không chăm sóc tóc kỹ càng
Việc áp dụng những phương pháp làm đẹp khắc nghiệt như duỗi hoặc uốn tóc vĩnh viễn khiến cho chân tóc yếu phải làm sao? Thường xuyên sử dụng các loại máy uốn tóc, ép tóc và lược nóng cũng làm cho các liên kết trong nang tóc bị suy yếu theo thời gian.
Nhiễm trùng da đầu
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm trên da đầu gây ra cũng có thể làm tổn thương chân tóc. Nặng hơn là dẫn đến tình trạng sẹo da đầu hoặc tóc tại vùng bị ảnh hưởng sẽ không thể mọc lại.
Gàu
Da đầu bị bong tróc hoặc ngứa là một số triệu chứng thường thấy của gàu. Lúc này, việc gãi mạnh theo phản xạ cũng có thể khiến phần da đầu và nang tóc bị tổn thương.
Chế độ ăn uống không khoa học
Một chế độ ăn uống thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, vitamin và khoáng chất, đặc biệt là sắt và vitamin B12, có thể dẫn đến việc chân tóc bị mỏng dần gây ra tình trạng rụng tóc kéo dài.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc như thuốc chống ung thư, thuốc tuyến giáp, thuốc chống đông máu, thuốc trị bệnh gout… cũng có thể làm chân tóc bị yếu dần sau một thời gian sử dụng.
Yếu tố môi trường
Để tóc tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng, khói bụi, hay hóa chất có hại do ô nhiễm có thể gây ra tổn thương cho cả chân tóc và sợi tóc.
Vậy, chân tóc yếu phải làm sao?
Khắc phục tình trạng chân tóc yếu, thì một chế độ chăm sóc tóc đúng cách từ cả bên trong lẫn bên ngoài là hết sức cần thiết. Dưới đây sẽ là một số bí quyết chúng tôi đã tổng hợp lại, giúp bạn trả lời cho câu hỏi “chân tóc yếu phải làm sao?”
Chăm sóc tóc yếu từ bên ngoài
- Chăm sóc bằng các sản phẩm làm đẹp có nguồn gốc thiên nhiên. Hạn chế để tóc tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất duỗi, nhuộm.
- Giảm tần suất gội đầu hàng tuần và sử dụng các loại dầu gội dịu nhẹ có chứa tinh dầu bưởi, bồ kết, đậu đen…
- Hạn chế chải tóc khi tóc ướt để tránh tính trạng gãy rụng.
- Hạn chế dùng máy sấy ở nhiệt độ cao quá lâu. Tốt nhất bạn nên dùng khăn bông thấm bớt nước và để tóc khô tự nhiên.
- Che chắn tóc cẩn thận khi ra đường, tránh để tóc tiếp xúc với các tác nhân ngoại cảnh gây hại như nắng, gió, bụi bẩn và tia cực tím.
- Massage đầu mỗi ngày khoảng 10-15 phút để máu được lưu thông dễ dàng đến phần chân tóc. Tốt hơn hết là bạn nên thực hiện massage với tinh dầu bưởi, hoặc dầu dừa trước khi gội để đạt được kết quả tốt nhất.
Chăm sóc chân tóc yếu từ bên trong
Câu hỏi “chân tóc yếu phải làm sao?” sẽ không còn là nỗi bận tâm, khi bạn chú ý việc bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ và kịp thời cho cơ thể.
- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin nhóm B như thịt gà, bò, cua, các loại cá biển, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt; cùng với bông cải xanh, trái cây có múi, bơ, cà rốt, khoai lang, rau bina…
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu khoáng chất giúp nuôi dưỡng mái tóc như thịt bò, thịt gà, bông cải xanh, hải sản tươi, phô mai, hạt dẻ, hạt óc chó…
Lời kết
Hy vọng bài viết trên đã phần nào giải đáp giúp bạn câu hỏi chân tóc yếu phải làm sao. Hãy kiên trì thực hiện những cách làm trên để mái tóc ngày một trở nên chắc khỏe và mềm mượt, bạn nhé!
Xem thêm:
Bình luận