Đối với những người kinh doanh tư nhân hay mở doanh nghiệp cũng đều cần phải tiến hành đăng ký kinh doanh và nộp thuế. Trong đó có loại thuế môn bài. Vậy thuế môn bài là thuế như thế nào?
Với người có ý định mở tiệm cắt tóc có phải nộp thuế môn bài không? Nếu có thì mức thuế cần đóng là bao nhiêu? Cùng đọc bài viết này để được giải đáp thắc mắc nhé!
Thuế môn bài là loại thuế như thế nào? Ai cần phải đóng loại thuế này?
Thuế môn bài là một loại thuế mà các doanh nghiệp, công ty, cá nhân phải đóng cho chi cục thuế. Thuế này cần phải đóng hằng năm. Thuế môn bài được tính dựa trên quy mô, doanh thu cũng như số vốn điều lệ của cơ sở kinh doanh sở hữu khi họ đến đăng ký kinh doanh.
Thông thường, thuế môn bài sẽ cần phải hoàn tất trước đầu mỗi năm. Tức trước ngày 30/1 hằng năm. Tất cả những doanh nghiệp lớn nhỏ đều cần phải hoàn thành đúng hạn theo quy định của pháp luật.
Đối với các chủ doanh nghiệp tư nhân kinh doanh nhỏ, các chi nhánh và văn phòng đại diện nhỏ sẽ được miễn nộp thuế môn bài trong 3 năm đầu sau khi đăng ký giấy phép kinh doanh. Từ năm thứ tư trở đi, họ vẫn sẽ phải thực hiện đóng thuế như những cơ sở kinh doanh khác.
Trả lời câu hỏi: mở tiệm cắt tóc có phải nộp thuế môn bài không?
Tiệm cắt tóc cũng được xem như một cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo quy định hiện hành. Vậy thì tiệm cắt tóc có phải nộp thuế môn bài không? Có thể thấy rằng, người chủ sở hữu tiệm tóc cũng cần phải tiến hành đăng ký giấy phép kinh doanh theo quy định thì mới có thể đưa tiệm tóc vào hoạt động. Vì vậy, việc hoàn thành các loại thuế bao gồm thuế môn bài cũng là nghĩa vụ mà họ phải thực hiện.
Tuy nhiên, căn cứ theo các điều lệnh của pháp luật về vấn đề này thì không phải ai cũng cần phải đóng thuế. Điều này được áp dụng cho cả các loại thuế khác như thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… chứ không riêng thuế môn bài.
Theo luật, những cơ sở kinh doanh ngành tóc nào có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm sẽ phải có trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước. Bao gồm 3 khoản thuế: thuế môn bài, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.
Cũng đồng nghĩa rằng, nếu cơ sở kinh doanh của bạn có doanh thu một năm ít hơn 100 triệu thì sẽ được miễn các loại thuế này. Tất nhiên là trong 3 năm đầu bạn đã được miễn phí thuế môn bài khi đăng ký kinh doanh.
Căn cứ vào điều này, có thể nói những ai có ý định mở tiệm tóc có thể an tâm phần nào về vấn đề tiền thuế khi bắt đầu kinh doanh. Về sau này, khi cửa tiệm đã hoạt động lâu năm và ổn định, cụ thể là sau năm thứ 4, hãy chú ý đến thu nhập của tiệm và tiến hành đóng thuế đúng quy định.
Mở tiệm cắt tóc đóng bao nhiêu tiền thuế môn bài?
Tiệm cắt tóc có phải nộp thuế môn bài không? – đây không còn là vấn đề thắc mắc của những cơ sở có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Bởi lẽ trong giai đoạn này, cơ sở kinh doanh của bạn là diện phải đóng thuế môn bài. Vấn đề lúc này là mức thuế bao nhiêu?
Những cửa tiệm cắt tóc do một người làm chủ thông thường sẽ hộ kinh doanh nhỏ và không có chi nhánh. Nếu bạn thuộc diện này, dưới đây là thông tin để bạn tham khảo:
- Hộ kinh doanh tiệm cắt tóc có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm phải đóng thuế môn bài 1 triệu đồng/năm;
- Hộ kinh doanh tiệm tóc có doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm phải đóng thuế môn bài 500.000 đồng/năm;
- Hộ kinh doanh tiệm tóc có doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm phải đóng thuế môn bài 300.000 đồng/năm;
Lưu ý khi đăng ký và đóng thuế mở tiệm cắt tóc
Nhiều người cho đến hiện tại vẫn còn nhiều mơ hồ về hồ sơ giấy tờ đăng ký giấy phép kinh doanh tiệm tóc. Trong quá trình làm hồ sơ, bạn sẽ phải đóng một vài mức phí. Tuy nhiên con số này không quá lớn và đã được niêm yết theo quy định.
Có thể nói, quy trình thực hiện cũng tương tự với các lĩnh vực kinh doanh khác, cần phải đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh bao gồm: Thông tin chủ sở hữu (Họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh thư, địa chỉ liên lạc); Thông tin về ngành nghề kinh doanh mà bạn đăng ký; Địa chỉ sẽ được chọn làm trụ sở chính của cơ sở kinh doanh; Thông tin về số vốn điều lệ của tiệm; Tên chính thức của tiệm;
- Bản sao chứng minh nhân dân của chủ tiệm;
- Bản sao giấy chứng nhận sở hữu đất (nơi mà tiệm được xây dựng) hoặc hợp đồng thuê mặt bằng mở tiệm.
Hãy hoàn thành đủ thủ tục để việc kinh doanh được thuận lợi
Mở tiệm cắt tóc có phải nộp thuế môn bài không là điều khiến nhiều người băn khoăn. Học Nghề Tóc hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã phần nào giúp các bạn nhanh chóng hoàn thiện hồ sơ đăng ký. Từ đó đưa tiệm cắt tóc của mình đi vào hoạt động ổn định, hợp pháp.
Xem thêm bài viết liên quan:
- Không giỏi tiếng Anh nên học ngành nào thu nhập cao?
- Nên học cắt tóc nữ hay cắt tóc nam thì tốt cho sự nghiệp?
Bình luận