Làm đẹp tại địa chỉ phẫu thuật kém uy tín làm giảm hiệu quả và để lại nhiều hệ trạng nghiêm trọng. Tiêu biểu nhất là đi phun môi xong bị nứt chảy máu, làm biến dạng môi và nhiễm trùng nặng nề. Vậy thì nguyên nhân khiến phun môi xong bị nứt chảy máu là gì? Cách giải quyết như thế nào.
Tại sao nên phun môi?
Đôi môi chiếm đến 40% sự quyết định nhan sắc của bạn ở mức nào. Do đó, một đôi đẹp luôn là nhu cầu của nhiều chị em phụ nữ luôn theo đuổi và mong muốn có được. Một đôi môi đẹp không chỉ có khuôn dáng đẹp mà màu sắc, độ mỏng dày, mềm mịn của môi cũng phải đẹp. Có rất nhiều các dịch vụ sửa dáng môi, đem lại cho bạn một đôi môi cân xứng với ngũ quan và đẹp chuẩn nét đẹp tướng số. Tuy nhiên, để duy trì một sắc môi hồng hào, mềm mịn là điều khó khăn nhất đối với phái đẹp.
Hằng ngày bạn phải bôi một lớp son dày đặc lên môi khiến môi bị khô, nứt nẻ, bong tróc. Lượng chì trong son môi khiến sắc môi ngày càng nhợt nhạt và thâm đen. Để nuôi dưỡng môi phục hồi lại trạng thái nguyên thủy cần rất nhiều thời gian, công sức và hiệu quả tùy thuộc vào cơ địa da môi. Chính vì vậy mà đa số người chọn tìm đến giải pháp phun môi để mang lại đôi môi căng mọng, hồng hào tự nhiên trong một thời gian rất ngắn.
Phun môi để khôi phục và nâng tầm sắc đẹp quyến rũ, gợi cảm cho đôi môi. Duy trì đôi môi hồng mềm mại đến trọn đời và không tái diễn lại tình trạng thâm môi, nhợt nhạt. Sắc môi sau khi phun sẽ có màu sắc tự nhiên, bạn không cần đánh son và tự tin để mặt mộc vẫn làm toát lên được vẻ đẹp hút hồn vốn có của mình.
Tuy nhiên, việc làm đẹp rất mang tính hai mặt, nếu bạn làm đẹp đúng cách, thông minh sẽ mang lại kết quả như mong muốn. Nếu bạn làm đẹp thiếu hiểu biết sẽ để lại những biến chứng, hệ lụy sau phẫu thuật môi. Đặc biệt với tình trạng thường gặp nhất hiện nay khiến nhiều người có cái nhìn tiêu cực về thẩm mỹ là do phun môi xong bị nứt chảy máu.
Nguyên nhân phun môi xong bị nứt chảy máu
Có nhiều nguyên nhân tác động đến vết thương và kết quả phẫu thuật dẫn đến sau khi phun môi xong bị nứt chảy máu như sau:
Bác sĩ thiếu kỹ thuật chuyên môn
Phun môi là một quá trình sử dụng kim loại để cấy chất tạo màu vào sâu dưới lớp thượng bì da môi. Hiện nay có hai cách để thực hiện là phun thủ công hoặc phun bằng máy. Cả hai cách đều đòi hỏi kỹ thuật phải chính xác tuyệt đối, thận trọng trong từng thao tác một và từng đường kim.
Nếu bác sĩ thực hiện thiếu kỹ thuật chuyên môn và kinh nghiệm sẽ tác động cực lớn đến kết quả. Biểu hiện phổ biến nhất là môi bị nhiễm trùng, sưng to, đỏ tấy kèm theo nứt nẻ, chảy máu,…Chính vì vậy, lựa chọn bác sĩ thực hiện có trình độ và qua nhiều năm kinh nghiệm là điều kiện cơ bản để hạn chế phun môi xong bị nứt chảy máu.
Dụng cụ phẫu thuật nhiễm trùng, thiết bị hỗ trợ lạc hậu
Hiện nay tại các viện thẩm mỹ đều áp dụng công nghệ phun môi bằng máy để tiết kiệm thời gian, đảm bảo an toàn, chính xác trong từng đường phun. Vì thế, các thiết bị hỗ trợ quá trình phun môi phải tiên tiến, hiện đại và luôn được đổi mới, cải thiện hơn từng ngày.
Nếu bạn không may phun môi tại một cơ sở có máy móc lỗi thời sẽ làm giảm hiệu quả đem lại và thậm chí là gây tổn hại đến da môi ngoài ý muốn. Đồng thời, nếu thực hiện thủ công hay máy móc đều phải thực hiện sát trùng đặc biệt cho các thiết bị phẫu thuật. Nếu tái sử dụng các dụng cụ ý tế mà không làm sạch sẽ dẫn đến nhiễm trùng môi, mưng mủ, nổi mụn nước và thậm chí là phun môi xong bị nứt chảy máu. Do vậy, các thiết bị, dụng cụ phẫu thuật không sạch sẽ là nguyên nhân mang lại các bệnh lý về da môi, biến chứng môi nghiêm trọng.
Sử dụng mực phun kém chất lượng
Các loại mực phun chất lượng kém, chứa nhiều thành phần hóa chất độc hại, nhiều độc tính sẽ phá hủy tế bào da môi. Dẫn đến tình trạng khô môi, sau đó sưng to, nhiễm trùng và nứt nẻ chảy máu. Để khắc phục, bạn nên tìm đến các địa chỉ phun môi uy tín, chất lượng hàng đầu để bảo đảm tránh các rủi ro sau phun môi.
Chăm sóc sau phun môi không đúng cách
Môi sau khi phun sẽ bị sưng to, đau nhức do bị tác động sâu và mạnh từ đầu kim loại. Bên cạnh đó, bơm một lượng mực phun đáng kể vào da khiến tế bào bị căng phồng do nén lượng lớn hoạt chất. Gây ức chế lớp màng tế bào tạo cảm giác đau nhức và tức nhẹ vùng xung quanh môi.
Trong suốt giai đoạn này, môi cần phải được chăm sóc và dưỡng thương để mau chóng phục hồi lại trạng thái tự nhiên. Quá trình tự phục hồi sẽ cần một khoảng thời gian nhất định và phải ngăn ngừa các tác động vật lý mạnh gây ảnh hưởng da môi. Giữ da sạch sẽ, sát trùng thường xuyên nếu không sẽ bị viêm nhiễm tế bào do các hoạt chất tự bài trừ lẫn nhau. Uống thuốc và bôi thuốc dưỡng nếu cần thiết theo chỉ định của bác sĩ để ngăn môi sưng to, chảy máu.
Đây là giai đoạn cuối cùng để hoàn tất liệu trình phun môi và quyết định trực tiếp đến kết quả. Do vậy nếu chăm sóc da sai cách thì cho dù các bước phun môi có hiệu quả đến đâu cũng dẫn đến việc phun môi xong bị nứt chảy máu.
Vậy nếu một mắc phải một trong các trường hợp trên thì cần phải có những biện pháp giải quyết và cách khắc phục như thế nào?
Cách xử lý phun môi bị nứt chảy máu
Phương hướng giải quyết
- Ngay sau khi phát hiện môi có tình trạng đau nhức nghiêm trọng và không có dấu hiệu thuyên giảm sau một thời gian. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp chữa trị kịp thời.
- Tránh tự ý chữa trị tại nhà sẽ để lại những hậu quả khó lường và có thể gây khuyết tật môi vĩnh viễn
- Ngưng sử dụng các loại thức ăn kích thích, các sản phẩm độc hại và khai báo chính xác liệu trình chăm sóc cho bác sĩ để sử dụng đúng thuốc cho tình trạng môi.
- Thường xuyên sát trùng, uống thuốc đúng liều nếu cần thiết, thiết lập lại chế độ chăm sóc vết thương đúng cách và phù hợp sau khi tái khám.
Cách khắc phục
- Sau khi phun môi nên thực hiện chuẩn xác các quy trình chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ
- Kiêng cữ các loại thực phẩm gây bất lợi cho quá trình điều trị, hạn chế ăn thức ăn cứng, khó xử lý.
- Không sử dụng son môi, kem dưỡng cho đến khi da phục hồi hoàn toàn
- Thường xuyên sát trùng vết thương với nước muối sinh lý và tái khám định kỳ nếu cần thiết
- Không tác động đến môi như cắn, sờ tay, ngăn môi tiếp xúc với bụi bẩn, vi khuẩn và tia tử ngoại
- Sử dụng thuốc trị liệu và kem dưỡng tái tạo theo lời khuyên của bác sĩ
- Lựa chọn địa chỉ phun môi uy tín, chất lượng cao
- Không phun môi khi đang có vấn đề vật lý về da môi như bong tróc, nứt nẻ, dị ứng sưng phù hoặc vừa trải qua phẫu thuật chỉnh hình
Cách khắc phục tình trạng phun môi bị nứt và chảy máu
Nếu sau khi phun xăm môi bạn bị nứt chảy máu thì có thể tham khảo một số cách khắc phục hiệu quả và nhanh chóng như sau:
Chăm sóc môi đúng cách
Cách chăm sóc và vệ sinh môi đúng cách sau phun xăm quyết định phần lớn đến quá trình lành thương của môi. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc môi hữu ích dành cho bạn:
- Thường xuyên vệ sinh môi sạch sẽ bằng nước muối sinh lý sau khi ăn, uống.
- Trong 2 ngày đầu tiên không nên để môi chạm nước.
- Dưỡng môi thường xuyên bằng thuốc mỡ hoặc vaseline để giảm thiểu tình trạng môi khô nứt chảy máu.
- Không dùng tay sờ hoặc thực hiện thêm bất kỳ liệu pháp thẩm mỹ nào sau khi phun môi.
- Hạn chế dùng son môi hoặc mỹ phẩm lên môi sau phun.
Dưỡng môi mềm mại từ dầu dừa
Thành phần dầu dừa chứa vitamin E và axit lauric có công dụng cấp ẩm, giữ cho môi không bị mất nước, chống tình trạng môi khô bong tróc nứt nẻ. Ngoài ra, dầu dừa còn có đặc tính chống lão hóa giúp môi căng bóng, mịn màng.
Lựa chọn dầu dừa để dưỡng môi sau phun xăm là giải pháp ngăn ngừa môi khô, nứt nẻ. Trước khi thoa dầu dừa hãy vệ sinh môi thật sạch bằng nước muối sinh lý, sau đó lấy một lượng vừa đủ dầu dừa thoa lên môi. Thực hiện đều đặn từ 1-2 lần/tuần.
Dùng nha đam khắc phục môi khô nứt nẻ
Nha đam chứa nhiều tinh chất dưỡng môi như vitamin E, C có tác dụng nuôi dưỡng và làm mềm môi từ bên trong. Thoa gel nha đam mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng môi bị khô, nứt nẻ, chảy máu sau phun xăm nhờ cơ chế cấp ẩm và giữ nước.
Chú ý: Tránh để mủ nha đam dính vào vết thương trên môi gây ra cảm giác châm chích, khó chịu. Ngoài ra, sau khi thoa nha đam cần lưu ý làm sạch môi thật kỹ để tránh phát sinh tác dụng phụ.
Uống đủ nước mỗi ngày
Cung cấp độ ẩm cho môi bằng cách uống đủ 1-2 lít nước mỗi ngày sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề môi khô, chảy máu. Đặc biệt, sau khi phun xăm môi cần dưỡng ẩm liên tục nên cần bổ sung nước kịp thời. Ngoài ra, bạn có thể thay thế nước lọc bằng nước ép trái cây chứa nhiều vitamin để đẩy nhanh quá trình lành thương cho môi.
Như vậy, bài viết trên đây vừa giúp bạn đọc giải quyết vấn đề phun môi xong bị nứt chảy máu kinh nghiệm bổ ích để xử lý dứt điểm thế nào? Mong rằng chia sẻ trên bài viết sẽ giúp bạn có một trải nghiệm làm đẹp an toàn, hiệu quả, cải thiện được sắc môi nhợt nhạt, thâm đen và trở nên tươi tắn, hồng hào tự nhiên, mềm mịn đáng kể. Làm đẹp rất tốt nhưng hãy làm đẹp hiệu quả, có cân nhắc và đúng đắn để không gặp những rủi ro ngoài ý muốn.
Bình luận