banner thang 4

[GIẢI ĐÁP] Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh?


Mở tiệm tóc hay salon tóc đang là xu hướng kinh doanh tiềm năng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Đứng trước nhu cầu làm đẹp và chăm sóc tóc ngày càng tăng, nghề tóc hứa hẹn sẽ là một dịch vụ tỏa sáng giúp bạn có thu nhập khủng. Tuy vậy, mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh hay không? Thủ tục cụ thể cần được thực hiện như thế nào?

Mở tiệm tóc có cần đăng ký kinh doanh?

Nhiều bạn trẻ hiện tại học qua các khóa học cắt tóc và tạo mẫu tại các salon hoặc trường đào tạo nghề. Sau khi ra trường muốn mở một tiệm cắt tóc nhỏ tại nhà để thực hiện các dịch vụ đơn giản như cắt tóc, gội nhuộm,… Theo đó, bạn thắc mắc rằng mở tiệm tóc có cần đăng ký kinh doanh hay không? Câu trả lời là Có – theo quy định hiện hành về hộ kinh doanh và doanh nghiệp.

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh?
Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh?

Bạn có thể mở tiệm tóc cho cá nhân tại nhà hoặc mặt bằng cho thuê ở bất kỳ đâu theo hình thức hộ kinh doanh (kinh doanh cá nhân). Hoặc, với những bạn có nhu cầu cộng tác và mở hệ thống tiệm cắt tóc hoặc salon chăm sóc tóc chuyên nghiệp với số lượng nhân viên từ 10 người trở lên thì đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Không đăng ký kinh doanh thì bị xử lý như thế nào?

Mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Theo đó, cơ sở kinh doanh dịch vụ sử dụng dưới 10 lao động sẽ cần đăng ký hộ kinh doanh, Hơn 10 người lao đồng sẽ cần có giấy đăng ký kinh doanh với loại hình doanh nghiệp do bạn lựa chọn.

Xử lý như thế nào nếu không đăng ký kinh doanh?
Xử lý như thế nào nếu không đăng ký kinh doanh?

Khi kinh doanh dịch vụ làm tóc không có đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt hành chính tương ứng tùy mức độ. Theo đó, với loại hình hộ kinh doanh có thể bị phạt từ 2.000.000 VNĐ đến 3.000.000 VNĐ khi không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Từ 3.000.000 VNĐ đến 5.000.000 VNĐ khi không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo luật định.

Thủ tục đăng ký kinh doanh khi mở tiệm cắt tóc như thế nào?

Như đã trình bày ở trên, bạn có thể đăng ký kinh doanh khi mở tiệm cắt tóc theo hai hình thức là hộ kinh doanh hoặc loại hình doanh nghiệp khác. Tuy từng hình thức mà các thủ tục đăng ký cũng có sự khác nhau.

Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể khi mở tiệm cắt tóc

Theo quy định của Nghị định 01/2021/NĐ-CP mới nhất về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, cá nhân cần chuẩn bị một số hồ sơ như sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh theo mẫu theo NĐ 01/2021 quy định;
  • Giấy tờ pháp lý (CCCD/CMND) của cá nhân hoặc thành viên gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
  • Trường hợp các thành viên hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh cá thể thì cần thêm: Biên bản họp thành viên về việc thành lập hộ kinh doanh (bản sao), Giấy ủy quyền cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh (bản sao), Giấy tờ cá nhân của thành viên được ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể.

Hồ sơ sau khi hoàn tất thì tiến hành nộp tại Bộ phận dịch vụ công tại UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh. Thông thường, sau 3 ngày làm việc, chủ đơn sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung (nếu có). Theo đó, lệ phí cho dịch vụ này do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trực thuộc quyết định, thông thường là 100.000 VNĐ/ lượt.

Hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?
Hộ kinh doanh hay doanh nghiệp?

Thủ tục đăng ký doanh nghiệp khi mở tiệm cắt tóc

Bạn sẽ cần cân nhắc và lựa chọn loại hình doanh nghiệp trước khi tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, hiện có các loại hình như TNHH, TNHH một thành viên, công ty hợp danh, công ty cổ phần,… cho bạn lựa chọn. Tuy vậy, với dịch vụ làm tóc tùy từng mức độ thì công ty TNHH một thành viên hoặc TNHH hai thành viên trở lên sẽ là mô hình phù hợp dành cho bạn.

Đăng ký thành lập doanh nghiệp khi mở hệ thống salon lớn

Bên cạnh đó, bạn sẽ cần chuẩn bị một số thông tin trước khi nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Cụ thể là: tên doanh nghiệp, vốn điều lệ, trụ sở kinh doanh, ngành nghề kinh doanh. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ đăng ký gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu của luật định.
  • Dự thảo điều lệ công ty TNHH có chữ ký từng trang của người đại diện theo pháp luật hoặc tất cả thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH kinh doanh tiệm tóc có hai thành viên trở lên.
  • Bản sao hợp lệ giấy tờ pháp lý (CMND/ CCCD hoặc hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật và các thành viên với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ tự mình hoặc ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp lên Sở kế hoạch và đầu tư. Hồ sơ hợp lệ sẽ được giải quyết và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sau 3 ngày làm việc.

Sau khi đăng ký kinh doanh, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm kiếm một địa chỉ thiết kế tiệm tóc nhỏ đẹp là có thể bắt đầu dịch vụ làm tóc được rồi.

Trên đây là những thông tin từ Trường đào tạo thẩm mỹ Quốc tế Seoul Academy giải đáp về việc mở tiệm cắt tóc có cần đăng ký kinh doanh hay không? Hy vọng bạn sẽ có cái nhìn khách quan và đúng đắn nhất cho dự định khởi nghiệp của mình với ngành dịch vụ tiềm năng này.

Xem thêm:

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan