banner thang 4

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc cho học viên 2023


Mẫu hợp đồng tạo nghề tóc cũng giống như các hợp đồng thương mại khác đều rất quan trọng và được ký kết để nhằm đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Vậy nhưng bạn đã hiểu hợp đồng đào tạo là như thế nào chưa, có giống với các mẫu hợp đồng khác không? Nếu chưa thì cùng nhau tìm hiểu các thông tin liên quan cũng như mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc mới nhất để tránh việc đào tạo không được đảm bảo và bị lợi dụng, mất tiền oan.

Hợp đồng đào tạo nghề tóc có cần thiết không?

Chắc chắn nhiều bạn đã từng nghe, biết đến hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê nhà, hợp đồng lao động,… Còn khái niệm hợp đồng đào tạo nghề tóc có lẽ với nhiều bạn thì nó vẫn khá mơ hồ, chưa hiểu đúng nghĩa và sự cần thiết của nó. Vậy mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc được hiểu như thế nào và nó có thật sự cần thiết không chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.

Hiểu hợp đồng đào tạo nghề tóc là như thế nào?

Hợp đồng là văn bản mà nội dung trong đó là những thoả thuận của các bên về quyền và nghĩa vụ phải thực hiện, có tính pháp lý và khi có tranh chấp các bên có thể dựa vào hợp đồng để đưa ra thống nhất các phương án giải quyết.

Hợp đồng đào tạo nghề tóc là văn bản pháp lý giữa trung tâm và học viên 1
Hợp đồng đào tạo nghề tóc là văn bản pháp lý giữa trung tâm và học viên 1
Hợp đồng đào tạo nghề tóc là văn bản pháp lý giữa trung tâm và học viên 2
Hợp đồng đào tạo nghề tóc là văn bản pháp lý giữa trung tâm và học viên 2

Hợp đồng đào tạo nghề tóc là hợp đồng giữa người đứng đầu cơ sở đào tạo nghề và người tham gia đào tạo. Hợp đồng sẽ được căn cứ trên cơ sở pháp lý để thể hiện quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng. Các điều khoản sẽ được hai bên thỏa thuận để đi đến thống nhất và hợp đồng chỉ có hiệu lực hai bên tham gia ký kết.

Ngoài ra, hợp đồng đào tạo nghề tóc còn là cơ sở nếu hai bên phát sinh các trường hợp tranh chấp, gặp những hành vi gian dối, không đảm bảo quyền lợi trong việc đào tạo. Nếu hai bên không thống nhất được cách giải quyết với nhau, bắt buộc đưa ra Toà án thì bản hợp đồng này sẽ là căn cứ để Toà án đưa ra phán quyết.

Hợp đồng đào tạo nghề tóc có cần thiết không?

Như đã đề cập ở phần trên thì mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc là cơ sở bảo vệ khi có phát sinh những tình huống tranh chấp, hành vi không tốt, cũng như việc đảm bảo các quyền lợi của hai bên. Vì thế mà hợp đồng đào tạo nghề tóc có vai trò rất quan trọng, cần thiết đối với cơ sở đào tạo và đối với học viên.

Hợp đồng đào tạo nghề tóc rất quan trọng và bắt buộc phải có
Hợp đồng đào tạo nghề tóc rất quan trọng và bắt buộc phải có

Hiện nay, có rất nhiều nơi đào tạo nghề tóc để đáp ứng nhu cầu của thị trường, tuy nhiên không phải nơi nào chất lượng đào tạo cũng đều tốt, nhiều nơi cam kết rất hay nhưng lại thật tế lại không đáp ứng được. Nếu không có hợp đồng thì bạn dựa vào đâu để đòi hỏi quyền lợi của mình, trong khi số tiền học phí bỏ ra không hề rẻ. Thế nên một bản hợp đồng với nội dung rõ ràng, minh bạch sẽ giúp bạn đòi quyền lợi, tranh chấp sau này.

Ngược lại, với học viên không tuân thủ các thoả thuận về thời gian học, thời gian đóng học phí hay có các hành vi trái với quy định của cơ sở đào tạo thì căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.

Những điều khoản không thể thiếu khi làm hợp đồng đào tạo nghề tóc

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc bao gồm nhiều nội dung nhưng để đảm bảo độ chính xác và tính pháp lý thì sẽ có những nội dung bắt buộc phải có, đó là:

  • Thể hiện rõ là hợp đồng đào tạo nghề tóc.
  • Cơ sở, căn cứ pháp lý: bao gồm các khoản, điều của Bộ luật lao động, luật giáo dục nghề nghiệp,… và các căn cứ khác nếu nó
  • Nội dung đào tạo cần thể hiện rõ trên hợp đồng: bên trung tâm cần ghi rõ, chi tiết nội dung đào tạo sẽ bao gồm những nội dung gì, địa điểm đào tạo.
Nội dung đào tạo càng phNội dung đào tạo càng phải đầy đủ và chi tiếtải đầy đủ và chi tiết
Nội dung đào tạo càng phải đầy đủ và chi tiết
  • Thời gian đào tạo nghề tóc: thời gian cụ thể của khoá học, có thể ghi giờ học trong ngày hay trong tuần, các ngày nghỉ, ngày Lễ theo quy định.
  • Học phí nghề tóc: khoản chi phí này cần được thể hiện rõ bằng số và chữ trên hợp đồng. Đồng thời, phương thức thanh toán cũng cần được thể hiện rõ trong hợp đồng.
  • Điều khoản về vấn đề bồi thường khi một trong hai chủ thể vi phạm hợp đồng.
  • Trung tâm đào tạo có trách nhiệm cam kết việc làm cho học viên như thế nào và trong thời hạn bao lâu.
  • Điều khoản thể hiện rõ quyền, nghĩa vụ của học viên khi tham gia đào tạo nghề tóc. Khi ký hết hợp đồng, học viên sẽ được đảm bảo quyền lợi được thể hiện trong hợp đồng, như việc phân bổ thời gian học lý thuyết, thực hành, nội dung chương trình đào tạo cũng như việc tự do đề xuất những ý kiến hợp lý trong quá trình học. Bên cạnh đó, học viên cũng phải có nghĩa vụ với trung tâm đào tạo từ những việc như là thời gian nhập học, đóng học phí đúng thời gian quy định.
  • Quyền, nghĩa vụ và quyền hạn của trung tâm dạy nghề: khi đặt bút ký tên lên mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc, tức là lúc bạn thực hiện đúng với những cam kết đã đặt ra. Trung tâm đào tạo cũng có quyền chấm dứt hợp đồng nếu học viên vi phạm những quy định của Pháp luật hoặc vi phạm những nội dung, điều khoản cụ thể có trong hợp đồng.

Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc cập nhật mới nhất năm 2023

Dưới đây là nội dung mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc được cập nhật mới nhất năm 2023. Dựa vào nó, các trung tâm và học viên thoả thuận với nhau các điều khoản để đưa ra bản hợp đồng chi tiết hơn.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ TÓC

Số:…/HĐĐTN

Căn cứ:…

Căn cứ:…

Căn cứ:…

Hôm nay, ngày… tháng… năm…, chúng tôi gồm:

BÊN ĐÀO TẠO: TRUNG TÂM DẠY NGHỀ

Công ty:…

Người đại diện:…

Chức vụ:…

Số CMND/CCCD:…. Ngày cấp:… Nơi cấp:…

Địa chỉ:…

Điện thoại:…

Mã số thuế:…

Tài khoản số:…

Email:…

BÊN HỌC NGHỀ:

Họ và tên:

Ngày sinh:…

Trình độ văn hoá:…

Hộ khẩu thường trú:…

Nơi ở hiện tại:…

Điện thoại:…

Số CMND/CCCD:…. Ngày cấp:… Nơi cấp:…

Hai bên thỏa thuận, ký kết hợp đồng đào tạo nghề tóc với những điều khoản sau:

Điều 1: Nội dung chính hợp đồng đào tạo

Bên A (trung tâm đào tạo nghề) thực hiện việc đào tạo nghề tóc cho bên B là… Bên A sẽ đào tạo tất cả các kỹ năng theo thoả thuận bao gồm lý thuyết và thực hành. Bên B phải đảm bảo thời gian theo học, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kiến thức và trình độ đào tạo.

Địa điểm học: trung tâm đào tạo…. tại địa chỉ:…

Điều 2: Chế độ học nghề

  1. Thời gian học nghề:

Thời gian bắt đầu học nghề: ngày…tháng…năm

Thời gian kết thúc khoá học: ngày…tháng…năm

  1. Thời gian học trong ngày:

 Sáng từ… đến…

Chiều từ… đến…

Tối từ… đến…

  1. Chế độ nghỉ:

Các ngày lễ theo quy định

Với các trường hợp khác nếu nghỉ bên B phải có thông báo trước cho bên A.

  1. Học viên được cấp:

Thẻ học viên,

Tài liệu học tập lý thuyết và có phòng thực hành.

Điều 3: Chi phí đào tạo và hình thức thanh toán

Tổng chi phí đào tạo là…. VNĐ (bằng chữ:…. đồng)

Thanh toán theo đợt/1 lần.

Hình thức thanh toán: tiền mặt/chuyển khoản

Số tài khoản:… Ngân hàng:…

Điều 4: Trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của bên B

  1. Trách nhiệm:

Bên B phải hoàn thành các giấy tờ, thủ tục nhập học và trong thời gian quy định đóng đủ học phí.

Bên B tuân thủ các quy định mà trung tâm đề ra. Nếu vi phạm quá số lần sẽ chịu trách nhiệm trước những hành vi đã gây ra.

  1. Quyền hạn

Bên B có quyền đề xuất, đóng góp ý kiến để đảm bảo các quyền lợi của mình.

Bên B trong thời học nếu gặp tình huống bất khả kháng không thể theo học thì có thể bảo lưu trong thời gian quy định.

  1. Quyền lợi

Bên B được học với môi trường chất lượng theo chương trình đào tạo.

Bên B được kiểm tra trình độ lý thuyết chuyên môn, tay nghề và được cấp chứng chỉ theo quy định. Học viên có kết quả học tập tốt sẽ được giới thiệu việc làm.

Bên A vi phạm, không thực hiện các điều khoản trong hợp đồng phải có trách nhiệm hoàn trả học phí cho bên B.

Điều 5: Trách nhiệm, quyền hạn của bên A

  1. Trách nhiệm:

Bên A thực hiện những cam kết trong hợp đồng đào tạo để đảm bảo việc học tập của bên B diễn ra thuận lợi, học tập hiệu quả và đạt kết quả tốt.

Tổ chức những buổi kiểm tra và đánh giá chất lượng học tập cho bên B.

  1. Quyền hạn:

Bên A có quyền điều chuyển, thay đổi lớp học của bên B hoặc kỷ luật, tạm hoãn với các hành vi vi phạm quy chế.

Điều 7: Chấm dứt hợp đồng

Hợp đồng được chấm dứt có hiệu lực khi:

  • Các bên thỏa thuận chấm dứt.
  • Bên B có quyền chấm dứt hợp động trong các trường hợp sau: đi nghĩa vụ, vì lý do sức khoẻ, hay vi phạm pháp luật.

Điều 8: Vi phạm hợp đồng và bồi thường

Sau khi cả hai ký hợp đồng đào tạo nghề tóc này, nếu một trong hai bên tự ý chấm dứt hợp đồng sẽ bồi thường …% học phí.

Nếu bên A không thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng về sẽ bồi thường …% học phí.

Nếu bên B làm hỏng các thiết bị, đồ nghề thực hành sẽ bồi thường theo giá trị sản phẩm hoặc theo quy định.

Điều 9: Điều khoản chung

Những thỏa thuận khác

Hợp đồng đào tạo nghề tóc bao gồm… trang và phụ lục hợp đồng đính kèm (nếu có).

Hợp đồng đào tạo nghề tóc được lập thành 2 bản, mỗi bên giữ một bản có giá trị như nhau.

Bên A giữ 1 bản

Bên B giữ 1 bản

Hợp đồng có hiệu lực từ ngày… tháng…năm…

Đại diện bên A                                                                         Đại diện bên B

Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề tóc

Dựa trên mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc như ở trên, phần thông tin của các chủ thể cần được ghi đầy đủ, chi tiết, đặc biệt là những quyền lợi, nghĩa vụ và những điều khoản tranh chấp. Sau đây sẽ là những hướng dẫn, cách để soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề tóc theo đúng quy định.

Điều khoản hợp đồng được soạn theo thoả thuận của hai bên
Điều khoản hợp đồng được soạn theo thoả thuận của hai bên
  • Đối với cơ sở đào tạo tuyển người vào để đào tạo nghề với mục đích làm việc cho mình thì không phải đăng ký dạy nghề và không thu hoặc có học phí của người được đào tạo theo thoả thuận.
  • Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc có hiệu lực khi cả hai bên cùng ký kết và mỗi bên sẽ lưu giữ một bản.
  • Căn cứ pháp lý trong hợp đồng: ngoài các khoản, điều lệ trong các bộ luật thì môi nơi đào tạo sẽ có các cơ sở pháp lý khác. Đối với trường, trung tâm đào tạo nghề tóc thì căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề số…. của Trường, Trung tâm dạy nghề…. do Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh…. cấp. Còn đối với chủ thế là các doanh nghiệp đăng ký dạy nghề thì sẽ căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số… của công ty…. do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh…. cấp.
  • Người đào tạo yêu cầu bắt buộc là trên 14 tuổi.
  • Chi phí và phương thức thanh toán: chi phí sẽ được quy định bao gồm các khoản theo thoả thuận của hai bên, bao gồm học phí, tài liệu học thực hành, cơ sở vật chất và các chi phí khác,… Về phương thức thanh toán cũng sẽ được thỏa thuận là thanh toán 1 lần hay nhiều lần và với hình thức nào.

Những điều cần lưu ý khi soạn thảo hợp đồng đào tạo nghề tóc

Bởi vì hợp đồng có tính pháp lý, nên trước khi đặt bút ký tên lên mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc thì cả hai bên là học viên và trung tâm đào tạo cần kiểm tra bản hợp đồng để đảm bảo chính xác. Một số lưu ý sau đây sẽ giúp ích cho bạn khi soạn thảo hợp đồng:

  • Xác định rõ ràng các chủ thể trên hợp đồng, cũng như xác định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên.
Kiểm tra thật kỹ nội dung hợp đồng trước khi đặt bút ký để đảm bảo quyền lợi
Kiểm tra thật kỹ nội dung hợp đồng trước khi đặt bút ký để đảm bảo quyền lợi
  • Các điều khoản trong hợp đồng cần được bàn bạc, thống nhất từ cả hai phía.
  • Nội dung hợp đồng cần được thống nhất cách sử dụng ngôn từ.
  • Kiểm tra lại hiệu lực của hợp đồng.

Dù bạn học ở nghề gì, ở đâu thì hợp đồng đào tạo rất quan trọng. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề tóc không chỉ quan trọng với học viên mà với cơ sở đào tạo cũng quan trọng không kém, nó ra đời để ràng buộc và đảm bảo quyền lợi hai bên. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về vấn đề này, từ đó soạn thảo được mẫu hợp đồng chuẩn, đầy đủ thông tin, các điều khoản.

Bình luận

    Bình luận mới vừa được thêm vào. Click để xem
    0 bình luận

    Bài viết liên quan